Cuộc trò chuyện đầu năm

Hôm qua là ngày đầu năm mới dương lịch nên đại gia đình mình (đa số ở bên ngoại) có một bữa tiệc nho nhỏ đầu năm. Mình thuộc diện cháu chắt trong nhà nên chỉ quan tâm tới chơi trò exploding kitten (một dạng của Uno) với mấy đứa cháu khác, sau có chơi Bingo (một trò dạng như bài chòi của Việt Nam) với cả đại gia đình ( trên 17 người). Nhưng có một điều mình cảm thấy rất tuyệt vời ở ngày hôm qua đó là cuộc trò chuyện của mình với một cậu của mình, nó đã làm mình được thông suốt rất nhiều điều, nên mình rất muốn được chia sẽ với các bạn.

Cậu mình hiện đang làm việc trong ngành y tế, nếu ở Viêt Nam thì chắc tương đương với bác sĩ. Cậu cũng có kinh doanh riêng về chứng khoán và nhà đất, còn khá trẻ và đẹp trai (mới 30 :v). Mọi người trong nhà hay đùa rằng cậu sẽ là millionaire bởi vì cậu có chữ M trên đường chỉ tay.

Như thường lệ, câu chuyện giữa cậu và cháu chắc chắn là về vấn đề học tập và định hướng tương lai. Cậu khuyên mình nếu muốn chọn công việc gì tốt nhất nên đi shadows trước (kiểu như xin người nào làm công việc đó đi theo xem họ làm những gì trong 1 ngày), để đảm bảo những điều mình tìm hiểu trước đó thông qua sách vở và trên internet là giống với những gì mình mong đợi. Chứ đừng đợi khi ra trường hay học nữa chừng rồi thì chuyển ngành học, như vậy vừa tốn thời gian vừa tốn tiền bạc. Với lại cũng rất khó để có thể làm một công việc mình không thực sự muốn làm, đó sẽ là cực hình vì chắc chắn nó đòi hỏi mình phải dậy sớm, đối mặc với áp lực và làm việc với những người chúng ta không hề thích. Và chỉ có làm việc mà mình đam mê thì ta mới có thể thành công trong công việc ta lựa chọn.

Vậy nếu thế nào nếu công việc chúng ta đam mê không đủ sống? Như những công việc liên quan tới nghệ thuật, âm nhạc, diễn viên,…

Con cũng cần sống với đam mê của mình!. Nếu đã làm đam mê của mình, nó sẽ giúp con tồn tại và thành công. Nếu đã chọn các công việc như diễn viên, nghệ sĩ, chắc chắn con sẽ biết rằng ban đầu thì không đủ sống. Nhưng nếu nó thực sự là đam mê, là định mệnh của đời con, nhất định con sẽ chịu cực khổ để luyện tập theo đuổi, thức khuya dậy sớm rèn luyện, để một ngày con sẽ nổi tiếng, giàu có – Cậu mình nói. Lúc trước mỗi lần đọc các bài về theo đuổi đam mê, mình thường nhớ lại những vòng tròn, trong đó có vòng tròn về đam mê, vòng tròn về nhu cầu xã hội, và công việc của chúng ta là phải chọn một ngành nào đó mà mình vừa đủ đam mê mà nó vừa phù hợp với nhu cầu của xã hội (đủ nuôi sống bản thân). Nhưng cậu của mình lại cho rằng bất cứ nghề gì miễn mình thực sự đam mê và nó hợp pháp. Có những người theo đuổi những nghề liên quan tới nghệ thuận một thời gian sau đó bỏ cuộc để chuyển sang ngành khác bởi vì họ không thực sự sống hết mình vì công việc đó, họ không nổ lực đủ để họ tiến bộ từng ngày, họ lung lay sang nghề khác kiếm được nhiều tiền hơn.

Con cảm thấy chương trình học hiện nay đa số lỗi thời, nhất là những mảng liên quan tới công nghệ thông tin, hay về kĩ thuật. Vậy tôt nhất là mình nên tập trung vào tự học thêm ở bên ngoài, phải không ạ?

Tự học thêm ngoài là tốt, nếu con đã thực sự nắm cơ bản và học tốt những gì được dạy trong trường học. Cậu đồng ý có một số kiến thưc sẽ không dùng được sau khi ra trường, đó là điều chắc chắn. Nhưng nắm vững những gì được dạy trên lớp là nền tảng vững chắc nếu ta muốn thành công trên công việc của mình. Đó sẽ là điều kiện cần, và khi ra trường mọi người học giống ngành nghề của con sẽ có chung nền tảng, con muốn thành công thì phải nổ lực và sáng tạo từ những gì cơ bản, và việc đó sẽ giúp con hơn người khác. Đó sẽ là điều kiện đủ. Điều gì nếu con xem thường những điều dạy trên lớp mà chỉ tập trung những kiến thức mới bên ngoài? Con sẽ không có cả điều kiện cần và đủ. Thực sự rất khó để nắm vững một kiến thức mới nếu con không có nền tảng cơ bảng. Ban đầu thực sự con có thể tiến rất nhanh mà không có những nền tảng cơ bản, nhưng con không thể tiến xa, bởi vì con bị hổng cơ bản. Chỉ có một cách duy nhất là phải quay lại tìm hiểu cơ bản.

Hi vọng qua câu chuyện cách bạn sẽ có một cái nhìn khác về học tập và đam mê của mình.

 

Đăng ký
Thông báo cho
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments